Vết thương nhanh lành nhờ vào 5 cách tự nhiên

Ý tưởng sử dụng như một loại đã bắt nguồn từ thời xa xưa, ít nhất là từ năm 2.000 TCN, khi lần đầu tiên các bác sĩ Ai Cập ghi nhận khả năng của trong việc chữa lành các .

Các nhà khoa học tin rằng các chất chống ôxy hóa, axit amin, vitamin và khoáng chất trong mật ong khiến nó có khả năng sát khuẩn, sát trùng vết thương. Độ dính của nó cũng khiến cho vết trầy xước được hồi phục trong một môi trường thích hợp nhất. Ngoài ra, mật ong còn giúp làm mềm và mờ sẹo.

Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn loại mật ong nguyên chất và đã qua xử lý để đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh.

2. trà (tea tree oil)

tràm trà cũng là một cách tuyệt vời để chữa lành vết cắt một cách nhanh chóng và hiệu quả. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong tràm trà có những chất kháng khuẩn cần thiết cho việc chăm sóc vết thương.

Tinh dầu tràm trà cũng là cách hiệu quả để vết thương mau lành

Khi các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Good Shepherd ở Texas, Mỹ thử nghiệm tinh dầu tràm trà vào những bệnh nhân bị chấn thương, họ nhận thấy thời gian lành vết thương ở nhóm này rõ ràng là ngắn hơn so với nhóm được điều trị bằng kháng sinh thông thường.

Bôi dầu hoặc kem tràm trà trực tiếp lên vết thương hai lần một ngày sẽ giúp giảm viêm.

3. Dầu bạc hà và quế

Các nhà khoa học tại Hiệp hội Hóa học Mỹ vừa phát hiện ra rằng, bạc hà và quế là những chất kháng khuẩn tuyệt vời. Khi họ dùng viên nang được bào chế từ các hợp chất kháng khuẩn lấy từ bạc hà và quế và áp dụng trên các tình nguyện viên, nó thực sự hữu hiệu.

Các nhà nghiên cứu khuyên bạn nên dùng nó cho những vết thương đã kéo dài 1 tháng mà vẫn chưa lành.

Tuy tốt nhưng bạn không nên áp dụng bạc hà và quế tại nhà.

4. Tinh dầu hoa oải hương

Theo Prevention, loại tinh dầu này không chỉ có tính sát trùng mà còn có thể làm giảm đau tại chỗ.

Tinh dầu hoa oải hương nên được pha loãng trước khi áp lên vết thương.

Trong một nghiên cứu trên 160 phụ nữ sinh con, các bác sĩ đã thử nghiệm tinh dầu hoa oải hương trong việc chữa lành những vết thương sau sinh. Khoảng một nửa số phụ nữ trong nhóm sử dụng tinh dầu hoa oải hương cho biết họ cảm thấy không đau khi vết mổ kéo da non, so với số lượng ít hơn 1/3 ở nhóm không dùng.

Các chuyên gia khuyên bạn nên pha loãng tinh dầu hoa oải hương trong dầu ô liu hoặc kem dưỡng da trung tính trước khi sử dụng nó trên vết thương vì tinh dầu nguyên chất đôi khi có thể gây kích ứng da. Một hỗn hợp an toàn cho da sẽ được pha theo nguyên tắc:12 giọt tinh dầu hoa oải hương và 30 ml những thành phần khác.

5. Hoa cúc

Những bông hoa nhỏ này từ lâu đã được sử dụng để điều trị bỏng, vết bầm tím, đau thần kinh tọa, bệnh trĩ và một số triệu chứng khác. Nó cũng là một phương pháp hữu hiệu cho vết cắt nhỏ và loét miệng, cũng như những vết thương bị chảy máu hoặc nhiễm khuẩn.

Hợp chất flavonoids và tinh dầu trong hoa cúc có thể thẩm thấu sâu vào vết thương

Đặc tính chữa bệnh của hoa là nhờ hợp chất flavonoids và các loại tinh dầu có thể xâm nhập sâu vào da.

Các bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng kem hoặc thuốc mỡ có chiết xuất từ hoa cúc để thoa trực tiếp lên vết thương. Bạn cũng có thể thả một muỗng hoa khô vào bồn tắm để làm dịu các vết thương, vết trầy xước, vết côn trùng cắn, eczema và bệnh trĩ.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *