Cách ứng xử khi ở rể để gia đình luôn được thuận hoà, vui vẻ

Vì nhiều lý do khác nhau như gia đình nhà vợ ít người, muốn con cái sum vầy hoặc hai vợ chồng làm việc gần nơi bố mẹ vợ sinh sống… mà chuyện ở rể hiện nay không còn bị đánh giá quá khắt khe như quan niệm ngày xưa nữa.

Không những thế, nhiều gia đình còn rất yêu quý những chàng rể sẵn sàng đến ở nhà vợ mà không màng đến sự ‘đàm tiếu’ của thiên hạ. Xuất phát từ tâm lý “dâu con, rể khách’, bố mẹ vợ nhiều khi còn coi trọng và ưu tiên con rể hơn cả con gái của mình, thậm chí luôn cố gắng làm con rể cảm thấy thoải mái để gia đình hạnh phúc.

1
Cách của bố mẹ vợ

Mặc dù luôn là người hậu thuẫn cho con rể và con gái mình nhưng bố mẹ vợ không nên can thiệp quá sâu vào mọi chuyện của hai vợ chồng. Đặc biệt là không nên quá dung túng con rể nhé, vì như thế sẽ khiến người ngoài nghĩ không hay, đồng thời khiến chàng rễ dần không còn tôn trọng ý kiến của vợ mình nữa.


Bố mẹ vợ không nên can thiệp quá sâu vào mọi chuyện của con rể
2
Cách ứng xử của người vợ

Được sống thoải mái trong chính ngôi nhà mà mình đã gắn bó từ lâu, người vợ ít nhiều cũng đã quen với việc được bố mẹ nuông chiều từ bé. Nhưng, khi đã lập gia đình và khi chồng ở rể thì người vợ cần phải tư bỏ nhiều thói quen có thể khiến chồng cảm thấy bạn bị nuông chiều thái quá. Đặc biệt, người vợ không được tỏ ra vẻ kiêu căng, ‘hách dịch’, tự phụ với chồng vì điều ấy sẽ khiến chàng bị tổn thương, lép vế và yếu thế vì đang sống nhờ cậy gia đình nhà vợ.

Ngoài ra, là con cái trong nhà, người vợ nên thường xuyên tâm sự, trò chuyện với bố mẹ mình vì đôi khi, sự xuất hiện của con rể sẽ khiến họ e ngại trong việc thể hiện mọi thứ ra bên ngoài.

3
Cách ứng xử của chồng khi ở rể

Mặc dù được ưu tiên trong hầu hết mọi chtuyện nhưng người chồng khi ở rể cũng phải có cách ứng xử thông minh để gia đình nhà vợ cảm thấy thoải mái và được tôn trọng.

– Tỏ ra khiêm tốn, tránh ba hoa, tự cao, tự đại về điều kiện kinh tế hay những kiến thức sâu rộng của mình.


Người chồng nên khiêm tốn khi đi ở rể
– Bình tĩnh suy xét vấn đề, không tranh cãi gay gắt, to tiếng với bố mẹ vợ khi có xung đột hay bất đồng quan điểm. Trong nhiều trường hợp, người chồng nên hỏi và tham khảo ý kiến của vợ mình vì cô ấy là người hiểu bố mẹ hơn cả.

– Không xem mình là khách mà sống như một thành viên trong gia đình bằng cách giúp đỡ bố mẹ, vợ con và quan tâm tới cả các công việc trong nhà. Tuy nhiên, người chồng không nên quá để ý đến những chuyện nhỏ nhặt hay các vấn đề riêng bên gia đình nhà vợ nếu không muốn bị coi là môt kẻ soi mói.

– Nhẹ nhàng góp ý, tránh động chạm tới bố mẹ và gia đình nhà vợ khi xảy ra mâu thuẫn với vợ của mình.

Hy vọng với các cách ứng xử khôn ngoan trên, cả bố mẹ, chồng và vợ sẽ có một cuộc sống hoà thuận, hạnh phúc và tránh được sự đàm tiếu của xã hội khi ở rể nhé.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *